khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh

Trang chủ > Sản phẩm > Tranh dân gian

Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp (26cm x 37cm)

Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp
Tranh Đông Hồ Lễ Trí - em bé ôm rùa, chất liệu giấy dó bồi điệp
Mã sản phẩm:

BN62557

Xuất xứ:

Việt Nam

Làng nghề:

Tranh dân gian Đông Hồ

Trạng thái:

Còn hàng

Giá:

30,000 VND

Giảm giá:

0%

Thông tin chi tiết

  • Khung tranh: Tranh có thể được lồng trong khung bằng tre hoặc bằng gỗ.
  • Trọng lượng vận chuyển: 50 gam (Xem bảng giá và chính sách vận chuyển).
  • Trọng lượng vận chuyển (Tính cả khung): 500 gam (Xem bảng giá và chính sách vận chuyển).
Tranh Lễ trí là hình ảnh em bé ôm con rùa. Thuộc dòng tranh chúc tụng trong tranh dân gian Đông Hồ.

Cách treo tranh:
Người ta treo tranh này theo bộ " tạm gọi là tứ quý ". Trong bộ tứ quí này lại được chia làm 2 cặp bé trai – bé gái: Lễ trí – Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú quý với hàm ý chúa cho có con cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ xưa, như vậy mới là tròn đầy.
Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ, bạn đọc lại thấy hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương. Đó là con Cóc, một biểu tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng cho phương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc (“giống rùa lớn thường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết trong tác phẩm “Sử Trung Quốc” của ông). Hình ảnh trong tranh chú bé ôm Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam. Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những nét nghĩa gần gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ tranh này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ quả của một thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành.

Ý nghĩa của tranh:
Được thể hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này. Tranh này còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa).