Đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao giải Nhì nhóm thể loại phóng sự, ghi chép cho các tác giả.
Các tác phẩm đã đề cập đến các mảng đề tài lớn như: Xây dựng Đảng; biên giới hải đảo; giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và nhiều vấn đề xã hội khác.
Đồng chí Ngô Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trao giải Nhì thể loại bài phản ánh, phóng sự ngắn.
Xét một cách toàn diện, về tổng thể giải năm nay đã có những thành công, phản ánh đa dạng, sinh động các lĩnh vực đời sống; nêu rõ sự vận động, phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. Một số bài viết đã phân tích được nguyên nhân của những tồn tại trong công tác xây dựng cơ sở đảng, chính quyền, xây dựng nông thôn mới… Nhiều tác giả đã đề cập những vấn đề xã hội quan tâm như chất lượng giáo dục; quản lý tài nguyên, môi trường; gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa…
Bên cạnh những thành công, giải Báo chí Ngô Gia Tự năm 2011 vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế như: Các tác phẩm dự thi còn khá nghèo nàn về thể loại, đa phần chỉ là những tác phẩm phản ánh đơn thuần, phóng sự, điều tra, chính luận còn quá ít. Phần lớn tác phẩm dự thi là của các nhà báo chuyên nghiệp, có thời gian công tác lâu năm tại các cơ quan báo chí, khối Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố hầu như không có tác phẩm dự thi, còn ít tác phẩm đề cập đến các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng. Khá nhiều tác phẩm dự thi còn thiếu tầm dự đoán, dự báo, tham mưu cho chính quyền các cấp, văn phong thể hiện chưa trau chuốt, sa đà vào kể lể vụn vặt. Còn nhiều tác giả vẫn quá dễ dãi trong lựa chọn, khai thác và xử lý đề tài, đơn điệu trong thể hiện, thậm chí còn chưa rõ thể loại, một vài tác phẩm Báo viết chất lượng ảnh rất kém, ảnh không làm tôn thêm nội dung bài viết mà còn gây phản cảm cho người đọc về ý thức làm nghề của tác giả.
Các tác phẩm truyền hình mới chỉ sới lên vấn đề là chính, hình ảnh còn nghèo nàn, đơn điệu. Đây là những vấn đề phản ánh đúng thực trạng nhiều cây bút thực sự có nghề hiện nay đang có xu hướng không mặn mà với giải, tính quy tụ và tính phong trào của giải chưa đạt tầm giải báo chí cao nhất của tỉnh. Vì lẽ đó nên ngay cả những tác phẩm đoạt giải cao vẫn chỉ là “bó đũa chọn cột cờ”, mang nhiều tính chất động viên, khích lệ, chưa thực sự để suy tôn, “Tâm phục, khẩu phục” của các đồng nghiệp.
Từ thực tế trên vấn đề đặt ra và cần quan tâm, giải quyết nhằm nâng cao chất lượng và tính quy tụ của giải trong nhưng năm tiếp theo đó là: Bài dự thi cần được các tác giả, nhóm tác giả đăng ký trước đề tài để tranh thủ các ý kiến chỉ đạo, gợi ý và sự hỗ trợ từ các cơ quan báo chí; Khâu tuyển chọn, phân loại tác phẩm từ các chi hội đến cơ quan thường trực giải cần làm chặt chẽ và nghiêm túc hơn, cần có cơ chế khuyến khích các tác giả mới, tác phẩm mới, mức thưởng v.v… để nâng tính hấp dẫn, làm phong phú hơn cho giải, tạo động lực để khuyến khích những người làm báo tích cực tham gia. Có như vậy giải báo chí Ngô Gia Tự mới thực sự trở thành một sân chơi nghiệp vụ của những người làm báo và yêu thích nghề báo trong và ngoài tỉnh. Hy vọng giải Báo chí năm sau sẽ có thêm nhiều điều mà năm nay chúng ta còn mong đợi.
36 tác phẩm đoạt giải báo chí Ngô Gia Tự năm 2011
Sau 2 vòng chấm điểm nghiêm túc đối với những tác phẩm báo chí có chất lượng đã được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và các Báo, Đài Trung ương trong năm 2011, Hội đồng giải đã chấm điểm cho 101 tác phẩm của 88 tác giả, nhóm tác giả. Kết quả đã có 36 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải, được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng.
Nhóm A: Thể loại Phóng sự, Ký, Ghi chép, Điều tra, Chính luận có 12 tác phẩm đoạt giải. Trong đó giải Nhì có 2 tác phẩm đó là: Phát triển Đảng ở chi bộ nông thôn-thực tiễn từ Lương Tài của Vũ Thắng - Đỗ Xuân (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh); Di tích… “bên bờ sóng” của Thuận Cẩm - Thu Huyền (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh); Giải Ba có 6 tác phẩm là: Chung tay góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của Ngô Phú Thắng (Chính luận Báo in - Báo Bắc Ninh); Quản lý nhóm trẻ gia đình - Hồi chuông cảnh báo của Hải Yến-Hoài Lan (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh); Dưới mái trường mơ ước của Gia Bảo (Ghi chép Báo in - Báo Bắc Ninh); Đường về mang một chữ tâm của Xuân Trường (Phóng sự Thu thanh - Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); Cán bộ vô trách nhiệm, dân nghèo lại càng nghèo của Vũ Long (Phóng sự Điều tra - Đài phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); Bắc Ninh một năm thực hiện NQ đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 18 của Phòng Thời sự (Phim Tài liệu - Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh). Giải Khuyến khích có 4 tác phẩm là: Khát vọng… nâng bước đôi chân của Việt Hoa (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh); Khơi dòng Ngũ Huyện Khê- trống đánh xuôi, kèn thổi ngược? của Thái An - Thái Anh (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh); Chuyện làng Bến làm giàu nhờ xuất khẩu lao động của Lê Thanh - Lê Đại (Ghi chép Báo in - Báo Bắc Ninh); Ngổn ngang trăm mối của Thanh Tú (Phóng sự Báo in - Báo Bắc Ninh).
Nhóm B: Nhóm thể loại Phỏng vấn, NTVT, Ảnh báo chí, Phóng sự ngắn PT - TH, Tin, Bài phản ánh có 24 tác phẩm đoạt giải. Trong đó giải Nhất có 2 tác phẩm là: Những người lính đảo chìm của Dương Hoàn (Ảnh báo chí - Báo Bắc Ninh); Đi về đâu, giáo viên mầm non ngoài biên chế sau chuyển đổi! của Hoa Tâm - Trần Cường (Phóng sự ngắn Truyền hình - Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); Giải Nhì có 5 tác phẩm là: “Báu vật” ca trù đất Bắc Ninh của Thuận Cẩm (Người tốt - Việc tốt - Báo Bắc Ninh); Dòng sông không êm đềm của Vũ Long (Phóng sự ngắn Truyền hình - Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); Con đường bị lãng quên của Nguyễn Long - Lê Khải (Phóng sự ngắn Truyền hình - Đài phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); “Hiệp sỹ” miền Quan họ của Ngô Tuấn (Người tốt việc tốt - Công an tỉnh Bắc Ninh); Bi, hài chuyện chạy trường của Thanh Tú (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Giải Ba có 12 tác phẩm là: Làm giàu để nuôi, dạy con tốt hơn của Bảo Anh - Xuân Me (Người tốt - việc tốt - Báo Bắc Ninh); Chợ quê trong tiến trình nông thôn mới của Nguyễn Long - Lê Khải (Phóng sự ngắn Truyền hình - Đài phát thanh & Truyền hình Bắc Ninh); Vượt qua bóng tối của Mỹ Lệ - Thuỳ Vy (Người tốt việc tốt - Báo Bắc Ninh);“Ông sạch đẹp” ở thị trấn Hồ của Phạm Thuận Thành (Người tốt - việc tốt - Báo Bắc Ninh); Vụ mùa bội thu -Thành quả nỗ lực tổng hợp của Lê Thanh (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Ngày xuân gặp lại “Di sản nhân văn sống” của Duy Cảnh (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Chuyển đổi mô hình các trường mầm non của tỉnh Bắc Ninh: Một quyết định đúng đắn của Nguyễn Đình Tùng (Bài phản ánh - Báo Giáo dục và Thời đại); Để anh ấy vững vàng nơi đầu sóng của Yến Minh (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Bao giờ thành phố có bãi đỗ xe công cộng của Hải Yến - Hoài Lan (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Trăn trở nhà ở công nhân của Đỗ Xuân - Văn Phong (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Nông dân Phù Chuẩn sau 4 năm tạo dựng cuộc sống mới của Hoàng Ngọc Bính (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Thấy gì qua vụ án với thời gian tố tụng kéo dài 5 năm của Vân Giang (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Giải Khuyến khích có 5 tác phẩm là: Đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng thông tin tiêu cực trên Internet của Hồng Minh (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Mối lo ngại về nguồn nước sạch ở nông thôn hiện nay của Thế Thực (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Nông nghiệp Bắc Ninh thích ứng với biến đổi khí hậu của Thái Uyên (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Đào tạo nghề lao động nông thôn cần gắn với giải quyết việc làm của Hoàng Mai (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh); Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh chuyển biến từ nhận thức đến hành động của Lưu Hằng (Bài phản ánh - Báo Bắc Ninh).