khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ hai, 12/11/2012 - 08:47

Tai nạn giao thông với phát triển kinh tế

Báo Thời nay ngày 29-10-2012 cho biết: 9 tháng năm 2012 cả nước xảy ra gần 20.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 7.000 người, bị thương hơn 25.000 người. Theo thống kê nhiều năm qua, bình quân mỗi ngày số người chết vì tai nạn giao thông ở nước ta xấp xỉ 30 người. Ở tỉnh ta trung bình mỗi năm có hơn 100 người chết.

Mỗi khi tai nạn giao thông xảy ra đều để lại hậu quả nặng nề đau xót cho nạn nhân, gia đình, xã hội:

Là nạn nhân thì cái chết không đáng xảy ra, thiệt thân và chịu cả những phân tích bình luận về xuất xứ, diễn biến vụ việc. Gia đình nạn nhân mất người thân yêu, có thể là trẻ thơ, thanh, thiếu niên, người cao tuổi. Có trường hợp mất người trụ cột gia đình... Gây nên những đau khổ, hoảng loạn, ám ảnh suốt đời gia đình đó. Xã hội mất 1 thành viên lẽ ra còn nhiều hữu ích cho cộng đồng. Cho dù nguyên nhân nào thì khi xảy ra tai nạn giao thông xét trên khía cạnh kinh tế đều mất mát rất lớn.

Về phía xã hội:

Mất nguồn quý nhất là người, có trường hợp khó bù đắp, thay thế, xáo trộn tổ chức. Phải bỏ công sức, phương tiện để: Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân tai nạn, điều tra, xác minh, đối chứng, xác lập hiện trường, tìm kiếm nạn nhân, truy tìm thủ phạm và hàng loạt các giấy tờ, biên bản, hồ sơ... Cơ quan bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội phải vào cuộc để thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm của mình. Cơ quan quản lý giao thông phải bỏ tiền khắc phục những hư hỏng, mất mát. Ví dụ: Tàu, thuyền, đò, máy bay, đường sắt, các thiết bị cọc tiêu, biển báo, rào chắn, gương, kính v.v... Cơ quan công an, tư pháp phải thụ lý hồ sơ, xét xử... Cơ quan y tế phải thực hiện khẩn cấp cứu chữa nạn nhân.

Ảnh hưởng phần nào uy tín của các đơn vị liên quan.

Về phía gia đình nạn nhân:

Chi phí lớn suốt từ khi xảy ra tai nạn đến khi tạm kết thúc vụ việc cho người bị nạn. Mất nguồn thu nhập do người bị nạn không đem lại trong cả nhiệm kỳ công tác, lao động. Mất chỗ dựa, hoặc tương lai mong đợi. Xáo trộn cuộc sống gia đình rất lâu dài.

Tai nạn giao thông có thể rình rập bất cứ lúc nào, chỉ sơ xuất, sai sót của nhiều phía hoặc cá nhân cũng có thể gây ra sự việc đau thương. Theo tổng kết chưa đầy đủ, mỗi vụ tai nạn giao thông kéo theo hệ luỵ về kinh tế rất lớn:

Với trường hợp thương tích: Chi phí bình quân 50 triệu/người/vụ. Với trường hợp mất tích: chi phí bình quân 100 triệu/người/vụ. Với trường hợp tử vong: chi phí bình quân 171 triệu/người/vụ.

Về kinh tế:

Riêng tai nạn giao thông đường bộ của năm 2003 ở Việt Nam là 3.045,78 tỷ đồng tương đương 0,53% GDP. Theo ngân hàng ADB: Trong 2 năm 2003 -2004 tổn thất do tai nạn giao thông của thế giới là 15 tỷ USD (Báo Lao động số 161/2005 ngày 12-6-2005).

Đương nhiên để giảm và tiến tới khắc phục tai nạn giao thông cần nhiều việc. Có loại phải từ từ theo đà phát triển kinh tế, nhưng cái làm ngay được là ý thức tôn trọng luật giao thông, tôn trọng quy ước, hương ước, trật tự xã hội, là thương chính mình và trách nhiệm với xã hội, với gia đình, cơ quan, đoàn thể. Là sự tuyên truyền giáo dục của cả môi trường xã hội, là việc nghiêm minh của Nhà nước khi xử lý trách nhiệm liên quan.

Nhân lễ tưởng niệm nạn nhân tử nạn vì TNGT 19-11-2012, mong mọi người đặc biệt cẩn trọng khi tham gia giao thông. 

Nguyễn Hùng Quán
Top