Ngày
29-12-2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 166/2012/QĐ-UBND về việc
quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn,
giai đoạn 2011-2015 và đã được thay thế bằng Quyết định số
30/2012/QĐ-UBND ngày 31-5-2012. Theo đó, về hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp, ngoài việc hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ sản xuất rau an
toàn, hỗ trợ xây dựng kho lạnh để bảo quản nông sản, hỗ trợ giống bò,
lợn… các Hợp tác xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn được hỗ trợ
lãi suất vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu để xây dựng chuồng trại, mua
trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến tại khu chăn nuôi tập trung.
Chính
sách hỗ trợ này góp phần không nhỏ trong việc phát triển chăn nuôi,
trồng trọt của nông dân trong tỉnh, làm giảm chi phí, tăng thu nhập và
giải quyết việc làm cho phần lớn nông dân lao động, đặc biệt là đối với
các trang trại có quy mô lớn.
Hiện nay, Bắc Ninh có tổng số 63 trang trại, trong đó có 8 trang trại lớn của các hộ gia đình là: Nguyễn Đình Trác (Lương Tài), Nguyễn Văn Giao, Ngô Đức Trí (Quế Võ), Nguyễn Văn Dư, Trương Đức Thanh (Yên Phong), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Vinh (Tiên Du), Ngô Văn Tốn (thành phố Bắc Ninh). 8 trang trại này chưa được hỗ trợ lãi suất trong việc xây dựng chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi.
Chính
sách của tỉnh mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế trang trại, hộ
gia đình nhưng việc triển khai, tuyên truyền và thực thi chính sách còn
nhiều bất cập. Thực tế cho thấy nhiều trang trại phải huy động anh em,
bạn bè hoặc vay ngoài với lãi suất cao để xây dựng chuồng trại vì không
vay được ngân hàng và cũng không biết khi vay ngân hàng thì được nhà
nước hỗ trợ lãi suất như thế nào.
Để giải quyết triệt để thực trạng này cần triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền. Hiện các trang trại đều chưa nắm được chính sách nên không biết gặp ai để tư vấn thủ tục vay vốn. Các trang trại hầu hết đầu tư trên đất thuê (thường là 30 năm). Tài sản trên đất và tiền thuê đất là rất lớn nhưng được các ngân hàng thương mại đánh giá rất thấp hoặc không được coi là tài sản thế chấp nên không được vay hoặc được vay rất ít. Các ngân hàng thương mại không được triển khai, phổ biến chính sách này nên không nắm được để tư vấn cho các trang trại. Khi xây dựng chuồng trại, hầu hết các trang trại đều có thiết kế, dự toán nhưng đều tự mua vật tư và tự tổ chức thi công, tự quyết toán. Trong khi đó Hướng dẫn liên ngành số 135/HDLN ngày 11-3-2011 và được thay thế bằng Hướng dẫn số 720/HDLN ngày 17-8-2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính yêu cầu hồ sơ đề nghị hỗ trợ phải có Hợp đồng thi công, Hoá đơn của đơn vị thi công nên các trang trại không thể cung cấp được.
Để
chính sách hỗ trợ lãi suất cho các trang trại của tỉnh thực sự đi vào
cuộc sống, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để các trang trại vay được vốn
ngân hàng để xây dựng chuồng trại trong khi nhu cầu vốn thì nhiều và tài
sản thế chấp thì ít; Làm thế nào để các trang trại cung cấp được đủ hồ
sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định; Quy trình, thủ tục hỗ trợ thế nào để
đơn giản nhất cho các trang trại.
Để giải quyết vấn đề trên, các ngành, các cấp phải cùng chung tay giúp các trang trại bằng các biện pháp cụ thể như sau: Phòng Tài chính-Kế hoạch, Nông nghiệp, Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các trang trại nắm được nội dung cơ bản của Quyết định 166, Quyết định 30, Hướng dẫn liên ngành số 133 và Hướng dẫn liên ngành số 720 và trình tự, thủ tục để được hưởng hỗ trợ lãi suất.
Quỹ bảo lãnh tín dụng Bắc Ninh phối hợp với các ngân hàng
thương mại, đặc biệt là hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và PTNT giúp các
trang trại trong việc: Tư vấn lập hồ sơ vay vốn ngân hàng và Bảo lãnh
cho các trang trại vay vốn khi thiếu tài sản thế chấp; Tư vấn trình tự,
thủ tục vay vốn, bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất.
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính cần sửa
đổi Hướng dẫn liên ngành số 720 cho đơn giản, phù hợp với thực tế hơn
nữa về hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất.
Thực hiện đồng bộ các vấn đề trên sẽ giúp các trang trại tiếpcận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý và được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh để góp phần phát triển kinh tế theo đúng tinh thần của Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND về việc quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh.