khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ hai, 08/04/2013 - 16:18

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chất vấn Chánh án TAND Tối cao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo

Tại phiên họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo.

Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn về: Giải pháp khắc phục hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ở Tòa án các địa phương làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác xét xử; công tác chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân Tối cao đối với Tòa án nhân dân cấp dưới; biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tiêu cực trong công tác xét xử; tình trạng số vụ việc tham nhũng được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ thấp nhưng số bị can được hưởng án treo lại nhiều.  

Theo Chánh án, trong các vụ án tham nhũng số đối tượng chủ mưu cầm đầu ít, số thừa hành chiếm số đông... Việc xét xử nhằm trừng trị người cầm đầu, chủ mưu, xử lý đúng người, đúng pháp luật, nghiêm minh nhưng cũng áp dụng hình thức khoan hồng với các đối tượng thừa hành. Tuy nhiên, Chánh án cũng thừa nhận: “Dư luận có hoài nghi tiêu cực, chạy án. Đây là một hiện tượng dư luận mà chúng tôi cũng không loại trừ có tiêu cực, trong cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử”.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn về giải pháp để thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”; làm rõ về Chương trình hành động cụ thể để khắc phục tình trạng “dạy thêm, học thêm” và “bệnh thành tích” ; giải pháp khắc phục tình hình sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc trái chuyên ngành được đào tạo;...

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thẳng thắn: "Quản lý của ngành còn nhiều bất cập, yếu kém nên xã hội chưa bằng lòng. Điều đó trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ". Bộ trưởng cũng cho biết nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết với các trường chạy theo thành tích, số lượng mà không đảm bảo chất lượng.

Về giải pháp cho vấn đề sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc phải làm việc không đúng chuyên ngành được đào tạo, theo Bộ trưởng cần điều chỉnh lại quy hoạch, tính toán chất lượng, tính toán lại xem ngành nào thiếu, thừa, giữa các địa phương, vùng miền, khu công nghiệp... Một trong các giải pháp được Bộ trưởng đưa ra trong năm 2013 là tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán... Đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.
PV -BNN
Top