khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ sáu, 12/04/2013 - 14:20

Công tác lịch sử Đảng, giáo dục truyền thống ở Bắc Ninh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, năm 2005 đã đề ra mục tiêu: “Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, xuất bản, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương. Đến hết nhiệm kỳ 100% Đảng bộ huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hoàn thành xuất bản lịch sử Đảng bộ”.

Nhằm không ngừng phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của ông cha, đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị địa phương trong thời kỳ mới, ngay từ khi tái lập tỉnh, nhất là sau khi có Chỉ thị số 15 ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Bắc Ninh rất quan tâm và chỉ đạo, công tác nghiên cứu biên soạn, xuất bản lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong tỉnh.

Ngay sau khi tái lập tỉnh (1/1997) mặc dù công việc bề bộn, ngày 25-1-1997 Tỉnh ủy đã có Quyết định số 40- QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926- 1954) đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho các hoạt động nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử, truyền thống các năm tiếp theo đạt kết quả.

Sau khi có Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã tổ chức quán triệt tới tất cả các huyện uỷ, thành uỷ, Đảng uỷ trực thuộc và các sở, ban, ngành trong toàn tỉnh đồng thời có các văn bản chỉ đạo việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, truyền thống các ngành nhằm đẩy mạnh việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ các địa phương và truyền thống các ngành trong toàn tỉnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, năm 2005 đã đề ra mục tiêu: “Nâng cao chất lượng công tác biên soạn, xuất bản, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương. Đến hết nhiệm kỳ 100% Đảng bộ huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hoàn thành xuất bản lịch sử Đảng bộ”.

Quán triệt Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác lịch sử, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hàng năm tổ chức giao ban định kỳ, nắm bắt tình hình triển khai nghiên cứu biên soạn lịch sử. Năm 2005 và 2007 Ban Tuyên giáo đã tham mưu với Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm rút kinh nghiệm thực hiện Chỉ thị số 15; đồng thời tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn về phương pháp sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố, Đảng bộ trực thuộc, các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã xây dựng qui định trong việc thẩm định lịch sử Đảng bộ địa phương và truyền thống ngành. Đối với các ban, ngành của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn sau khi hoàn chỉnh bản thảo gửi Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xem xét, thẩm định nội dung, định hướng chính trị tư tưởng trước khi xuất bản, do đó công tác biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ và truyền thống ngành đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, đảm  bảo cả về nội dung và định hướng chính trị tư tưởng. Đặc biệt Tỉnh ủy đã hỗ trợ gần 800 triệu đồng cho các Đảng bộ xã, phường, thị trấn khó khăn về kinh phí chưa biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ.

Các huyện, thị xã, thành phố đã đưa nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp mình và tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ theo dõi và trực tiếp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử; đồng thời đầu tư kinh phí hợp lý cho biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ. Các  huyện có Nghị quyết chuyên đề tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ và hỗ trợ cho các đơn vị khó khăn về kinh phí, mức hỗ trợ từ 5 triệu đến 40 triệu đồng/ 1 đơn vị cho việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ.

Các Đảng bộ xã, phường, thị trấn, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương, nên bước đầu đã quan tâm đến công tác lịch sử địa phương như: Tích cực khai thác các tư liệu lịch sử, huy động các cán bộ, giáo viên nghỉ hưu vào việc biên soạn, đầu tư về kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và huy động nguồn kinh phí trong nhân dân, phục vụ cho việc biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ địa phương.

Cấp tỉnh, từ năm 1997 đến nay đã tổ chức biên soạn và xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 3 tập (từ 1926- 2000). Năm 2010 đã tổ chức biên tập, bổ sung, tái bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926- 2008) nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18; sách “Bác Hồ với Bắc Ninh”; sách về những người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh là lãnh tụ tiền bối, xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam như: Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo v.v… Toàn tỉnh có 28 sở, ban, ngành, đoàn thể xuất bản lịch sử và truyền thống ngành. Đó là những công trình khoa học, tài liệu quan trọng, có giá trị thực tiễn để giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Cấp huyện, thị xã, thành phố có 8/8 huyện, thành phố đã biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ và 126/126 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ bảo đảm chất lượng và yêu cầu đề ra.

Nhìn chung các ấn phẩm đã phản ánh được những nét chính, nội dung cơ bản quá trình ra đời, phát triển và hoạt động của Đảng bộ địa phương trong nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã, bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ. Những sự kiện lịch sử, những mốc son trong đấu tranh cách mạng, làm phong phú thêm hoạt động của Đảng bộ, đồng thời cũng là tài liệu quan trọng xác minh, khẳng định những nhân vật lịch sử, đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương, đất nước, góp phần quan trọng trong việc giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng và việc xác minh, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hoá, nhà lưu niệm, nhà truyền thống của địa phương.

Thời gian tới, thiết nghĩ công tác lịch sử cần được quan tâm hơn nữa đối với công tác biên soạn, xuất bản lịch sử, các đơn vị trước đây đã biên soạn đến năm 1975, 1995 trở về trước cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung tái bản. Chú trọng nâng cao chất lượng, tổng hợp khái quát hơn, rút ra bài học kinh nghiệm thực tế cho công tác lãnh đạo hiện nay. Công tác học tập, giáo dục truyền thống cần được quan tâm, nhất là đối với thế hệ trẻ, thanh thiếu niên, học sinh. Việc học tập, giáo dục truyền thống cần được đổi mới về phương thức, phương pháp, phong phú cả về hình thức và nội dung như: Học tập trong sách, vở, tài liệu, tham quan thực tế các công trình lịch sử, văn hoá… có như vậy mới nâng cao được nhận thức cũng như tinh thần tự giác, trách nhiệm của mỗi người đối với lịch sử, trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo phát huy giá trị lịch sử trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, quê hương hôm nay.
Nguyễn Đăng Lâm-BBN
Top