khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ bẩy, 25/05/2013 - 09:17

Gặp cô học trò nhỏ đoạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 42

“Em chưa một lần đến thăm Trường Sa, nhưng nhiều lần được xem những bài báo, những thước phim tài liệu trên ti vi về đời sống sinh hoạt trên đảo của những chiến sĩ khi phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để sinh tồn khiến em rất xúc động. Khi biết chủ đề của cuộc thi “Hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý”, trong em đã trào dâng cảm xúc được viết về Trường Sa, về những người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ chiến đấu, canh giữ vùng biển cho Tổ quốc thân yêu”.


giai ba cuoc thi viet thu UPU lan thu 42
  Em Quỳnh trong giờ học môn Địa lý.

Nguyễn Diễm Quỳnh, học sinh lớp 8B, trường THCS Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn), người vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 42 mở đầu câu chuyện với chúng tôi, dung dị như tính cách dễ gần của cô trò nhỏ này. Mê truyện tranh, truyện cổ tích từ tấm bé, dường như mạch nguồn văn học cứ tích tụ, nảy nở trong tâm hồn Quỳnh qua từng năm học để rồi một ngày có cơ hội “đơm hoa, kết trái”. Quỳnh đã rất thông minh khi chọn câu chuyện ra đảo Trường Sa thăm bố rồi viết thư cho em trai kể về sinh hoạt của những người chiến sĩ trên đảo sử dụng từng giọt nước ngọt cho cuộc sống hàng ngày.

 Chủ quyền biển đảo hiện đang là vấn đề thời sự không chỉ của đất nước mà cả thế giới quan tâm. Chỉ thuần túy gửi gắm một tâm hồn trong trẻo, giàu cảm xúc với tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua việc dùng nước ngọt, Quỳnh đã nói lên tất cả. Bức thư với ngôn từ nhẹ nhàng, trong sáng nhưng dạt dào cảm xúc: “…chỉ cần đặt chân lên đảo là trào dâng mãnh liệt cảm xúc thiêng liêng trước Tổ quốc nơi tận cùng này. Ở đây, con người thấy được giá trị của đất, của nước, của độc lập tự do mà bao thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh cả tính mạng để gìn giữ, bảo vệ. Khái niệm về Đất Nước học trong nhà trường chị càng hiểu rõ hơn. Nó gồm hai yếu tố đất và nước trong thiên nhiên, là yếu tố cơ bản nhất để con người, để dân tộc tồn tại. Cứ mỗi lần đứng giữa đảo ngắm trời biển lại càng thêm yêu Tổ quốc mình da diết”…

Là lớp phó phụ trách học tập với một thành tích thật đáng nể 8 năm liền là học sinh giỏi, Diễm Quỳnh luôn là thành viên chủ chốt đội tuyển của nhà trường. Cô Trần Thị Hợp, giáo viên dạy văn của em chia sẻ: “Quỳnh không chỉ là học sinh giỏi toàn diện, chăm chỉ, ngoan ngoãn, chữ đẹp mà còn là một cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình với phong trào Đoàn, Đội của trường. Tôi tin với một tâm hồn yêu văn học và giàu cảm xúc như vậy, nếu được rèn rũa em sẽ còn gặt hái nhiều thành công trong tương lai”.

Xuất thân trong gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, cuộc sống nhiều khó khăn nên Diễm Quỳnh sớm ý thức tự lập. Ngoài thời gian học, Quỳnh luôn cùng chị gái giúp đỡ bố mẹ việc nhà, giúp bạn cùng tiến bộ. Diễm Quỳnh đặt quyết tâm học thật giỏi để sau này trưởng thành có điều kiện đóng góp cho quê hương, gia đình.
Gặp cô học trò nhỏ đoạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 42
“Em chưa một lần đến thăm Trường Sa, nhưng nhiều lần được xem những bài báo, những thước phim tài liệu trên ti vi về đời sống sinh hoạt trên đảo của những chiến sĩ khi phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để sinh tồn khiến em rất xúc động. Khi biết chủ đề của cuộc thi “Hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý”, trong em đã trào dâng cảm xúc được viết về Trường Sa, về những người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ chiến đấu, canh giữ vùng biển cho Tổ quốc thân yêu”.
  Em Quỳnh trong giờ học môn Địa lý.

 

Nguyễn Diễm Quỳnh, học sinh lớp 8B, trường THCS Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn), người vừa đoạt giải Ba cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 42 mở đầu câu chuyện với chúng tôi, dung dị như tính cách dễ gần của cô trò nhỏ này. Mê truyện tranh, truyện cổ tích từ tấm bé, dường như mạch nguồn văn học cứ tích tụ, nảy nở trong tâm hồn Quỳnh qua từng năm học để rồi một ngày có cơ hội “đơm hoa, kết trái”. Quỳnh đã rất thông minh khi chọn câu chuyện ra đảo Trường Sa thăm bố rồi viết thư cho em trai kể về sinh hoạt của những người chiến sĩ trên đảo sử dụng từng giọt nước ngọt cho cuộc sống hàng ngày.

 Chủ quyền biển đảo hiện đang là vấn đề thời sự không chỉ của đất nước mà cả thế giới quan tâm. Chỉ thuần túy gửi gắm một tâm hồn trong trẻo, giàu cảm xúc với tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua việc dùng nước ngọt, Quỳnh đã nói lên tất cả. Bức thư với ngôn từ nhẹ nhàng, trong sáng nhưng dạt dào cảm xúc: “…chỉ cần đặt chân lên đảo là trào dâng mãnh liệt cảm xúc thiêng liêng trước Tổ quốc nơi tận cùng này. Ở đây, con người thấy được giá trị của đất, của nước, của độc lập tự do mà bao thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh cả tính mạng để gìn giữ, bảo vệ. Khái niệm về Đất Nước học trong nhà trường chị càng hiểu rõ hơn. Nó gồm hai yếu tố đất và nước trong thiên nhiên, là yếu tố cơ bản nhất để con người, để dân tộc tồn tại. Cứ mỗi lần đứng giữa đảo ngắm trời biển lại càng thêm yêu Tổ quốc mình da diết”…

Là lớp phó phụ trách học tập với một thành tích thật đáng nể 8 năm liền là học sinh giỏi, Diễm Quỳnh luôn là thành viên chủ chốt đội tuyển của nhà trường. Cô Trần Thị Hợp, giáo viên dạy văn của em chia sẻ: “Quỳnh không chỉ là học sinh giỏi toàn diện, chăm chỉ, ngoan ngoãn, chữ đẹp mà còn là một cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình với phong trào Đoàn, Đội của trường. Tôi tin với một tâm hồn yêu văn học và giàu cảm xúc như vậy, nếu được rèn rũa em sẽ còn gặt hái nhiều thành công trong tương lai”.

Xuất thân trong gia đình bố mẹ làm nông nghiệp, cuộc sống nhiều khó khăn nên Diễm Quỳnh sớm ý thức tự lập. Ngoài thời gian học, Quỳnh luôn cùng chị gái giúp đỡ bố mẹ việc nhà, giúp bạn cùng tiến bộ. Diễm Quỳnh đặt quyết tâm học thật giỏi để sau này trưởng thành có điều kiện đóng góp cho quê hương, gia đình.
Nguyễn Liên - BBN
Top