Tạo sức bật cho nền kinh tế của tỉnh nhất là giai đoạn đầu công nghiệp hóa thúc đẩy cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển. Tranh thủ khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tích lũy cho ngân sách nhà nước. Chủ động hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tiến tới độc lập sản xuất kinh doanh, cạnh tranh sòng phẳng, thay thế dần các doanh nghiệp FDI. Nâng cao đời sống của nhân dân.
Các doanh nghiệp FDI góp phần quan trọng nâng cao tổng GDP, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Song không nên tuyệt đối hóa, không nên nhìn nhận đơn độc chỉ số này. Bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất: GDP do các doanh nghiệp FDI tạo ra nhiều tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững bởi: Hầu hết các sản phẩm của khu vực này tham gia xuất khẩu. Chúng ta không quản lý được đầu ra. Vì vậy việc sản xuất, tiêu thụ với khối lượng nào, giá cả ra sao hoàn toàn do chủ doanh nghiệp FDI quyết định.
Quy mô của các doanh nghiệp FDI bao giờ cũng trải qua các giai đoạn (Quy mô theo dự án)-(Vốn đăng ký)-(Vốn giải ngân)-(Vốn thực tế bỏ ra)-(Mở rộng quy mô).
Quyết định đầu tư to, nhỏ, nhanh hay chậm, mở rộng hay giữ nguyên, ở lại tỉnh hay di chuyển, lệ thuộc sự tính toán của chủ đầu tư, sự ưu đãi, biệt đãi của tỉnh đối với họ, hoặc so sánh mức độ hấp dẫn giữa tỉnh ta với các nơi khác. Vốn thực tế ý nghĩa hơn nhiều vốn đăng ký.
Thứ hai: Nếu thiếu công nghiệp hỗ trợ do doanh nghiệp của Việt
Thứ ba: Thu ngân sách chưa được như mong muốn. Các doanh nghiệp FDI luôn nhận được sự ưu đãi kể từ lúc bắt đầu đầu tư cho đến khi sản xuất. Đó là ưu đãi về giá thuê đất hoặc giá đền bù (nếu tự đền bù giải phóng mặt bằng), ưu đãi do được hưởng các khung giá về năng lượng (điện, xăng dầu), về giá nhân công rẻ, ưu đãi do được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 1 số năm v.v… Nếu loại bỏ các ưu đãi đó vẫn còn điều đáng suy nghĩ.
Tổng GDP của tỉnh ước đạt theo giá hiện hành khoảng 50.000 tỉ. Trong đó 50% là do các doanh nghiệp FDI đóng góp (25.000 tỷ đồng).
Tổng thu ngân sách của tỉnh là 4.658 tỷ đồng (trừ phần ghi thu, ghi chi, thu tiền sử dụng đất, phí, lệ phí thì thu nội địa đạt gần 3.500 tỷ đồng, so với GDP thì tỉ lệ động viên gần 15%. Riêng phần đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho ngân sách hiện quá thấp.
Thứ tư: Chỉ số GDP và thu nhập, đời sống nhân dân
Chỉ số GDP/đầu người chưa đủ để phản ánh đời sống của người dân: Vì GDP tính chung cho cả nước, cả tỉnh, việc phân bố không thể đều ở các địa phương. GDP tạo ra ở đâu thường có liên hệ với đời sống của nơi đó. Tuy nhiên mối liên hệ giữa GDP với thu nhập là xa nhau. Người lao động nhận được thu nhập dựa trên rất nhiều căn cứ, đó là phương án trả lương, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động giữa chủ sử dụng lao động với họ. GDP có thể biến thiên với tốc độ nào đó nhưng thu nhập của người lao động thì ít biến động: 6 tháng đầu năm 2013 tổng GDP tăng 10,7% so cùng kỳ năm trước nhưng tiền công, tiền lương, thu nhập không tăng tương xứng, chưa kể trượt giá.
Thứ năm: Ngoài GDP cần kết hợp với chỉ số có tính thiết thực, dễ nhận biết, dễ đánh giá là giá trị sản xuất CNTTCN, nông nghiệp, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa, số lượng hiện vật chủ yếu.
Thước đo mức độ phát triển quan trọng chính là sự bền vững và chất lượng của tăng trưởng. Quan niệm đầy đủ về bền vững là sự tăng trưởng hiện tại không làm thiệt hại hoặc mất đi những yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng tương lai; chất lượng tăng trưởng được đo lường bởi hàm lượng chất xám kết tinh trong giá trị sản phẩm, là giá trị gia tăng theo dòng sản xuất, là sự đóng góp nộp thuế cho nhà nước và vấn đề thu nhập của người lao động, là vấn đề làm trong sạch môi trường. Như vậy việc nhận dạng, đánh giá sự tiến bộ của kinh tế tỉnh ta còn khá nhiều việc phải tiếp cận, phân tích.
Mô hình là sự đơn giản hóa có dụng ý nhằm làm cho chúng ta có thể chọn lựa được những yếu tố cơ bản của 1 vấn đề và hình dung chúng 1 cách rõ ràng.
Như vậy mô hình nào của quá trình phát triển kinh tế không thể một sớm một chiều, không thể chủ quan áp đặt. Một mô hình không thích ứng sẽ bị đào thải. Bản thân mỗi mô hình cũng luôn động chứ không tĩnh. Cả 2 loại mô hình kinh tế hướng ngoại, hướng nội đều cần, đều có ý nghĩa to lớn. Song nó chỉ hoàn hảo khi dựa vào thực lực của mình trên cơ sở kĩ thuật hiện đại. Hiện nay nền kinh tế của tỉnh ta cần:
Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ tiến đến thay thế các doanh nghiệp nước ngoài với ý thức, trách nhiệm, lòng tự trọng sẽ thúc đẩy chúng ta nghiêm túc suy nghĩ này. Khẩn trương áp dụng thành tựu khoa học hiện đại cả về công cụ. Công nghệ, kĩ thuật ở tất cả các tế bào kinh tế của tỉnh. Trong nông nghiệp: Hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn tạo ra nông sản có giá trị dinh dưỡng cao, sạch, an toàn. Chăn nuôi tập trung dưới hình thức các trang trại để đủ tiềm lực tiếp nhận khoa học nông nghiệp mới. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống cư dân nông thôn. Phát triển thương mại dịch vụ đa dạng phục vụ cho CNTTCN và nông nghiệp. Thường xuyên tổng kết, điều chỉnh bổ sung chế độ quy định trong thẩm quyền. Phấn đấu giữ vững nhịp tăng trưởng, tập trung vào chất lượng và bền vững.