Kiểm tra các sản phẩm điện thoại thông minh trước khi xuất xưởng tại Nhà máy SEV.
Năm 2011, Samsung đã giải ngân toàn bộ số vốn đầu tư đã cam kết ban đầu là 670 triệu USD. Năm 2012, Samsung đầu tư dự án SEV2 và sáp nhập vào SEV, nâng tổng vốn đầu tư lên 1,5 tỉ USD. Theo số liệu từ Ban Quản lý các KCN tỉnh, tính đến tháng 7-2013, SEV đã giải ngân hơn 1,1 tỉ USD trong tổng số 1,5 tỉ USD vốn đầu tư. Số vốn còn lại Samsung sẽ giải ngân hết trong năm 2013, sớm hơn cam kết 2 năm. Không dừng lại ở đó, ngày 20-6, Samsung tiếp tục được chấp thuận đầu tư thêm 1 tỉ USD cho Dự án Samsung Electronics Việt Nam 3 (SEV3). Dự án SEV3 được triển khai tại khu công nghiệp Yên Phong I trên diện tích gần 56ha, nâng tổng vốn đầu tư của SEV tại Bắc Ninh lên 2,5 tỉ USD. Đây là lần thứ 3 trong vòng 5 năm SEV tăng vốn đầu tư tại Bắc Ninh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, SEV đã xuất khẩu được 12,2 tỷ USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Là công ty vệ tinh của SEV, trong 6 tháng đầu năm 2013, Công ty TNHH DK UIL Việt Nam (KCN Quế Võ) cũng đã 2 lần tăng vốn đầu tư và thay đổi quy mô, bổ sung địa điểm thực hiện dự án và mở rộng sản xuất. Là công ty sản xuất linh kiện điện thoại cho Samsung, bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2010, sau thời gian hoạt động hiệu quả, năm 2013 công ty tăng vốn thêm 20 triệu USD xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của đối tác.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Công ty TNHH Intops Việt Nam (vốn Hàn Quốc, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho Samsung Việt Nam) đã tăng vốn thêm 9 triệu USD để mở rộng sản xuất. Trước đó, Công ty này đã hoạt động ổn định, sản xuất các sản phẩm nhựa cho Samsung với năng lực sản xuất 5 triệu sản phẩm/tháng. Ông Lee Bok Kyun, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, quá trình hoạt động tại Bắc Ninh, bên cạnh vấn đề cơ sở hạ tầng đồng bộ và thuận lợi, sự quan tâm hỗ trợ tích cực của tỉnh trong thời gian qua đã tạo niềm tin để doanh nghiệp quyết định tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất tại KCN Yên Phong 1.
Số liệu thống kê từ Ban Quản lý các KCN tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tính trong các KCN tập trung đã có 23 doanh nghiệp FDI tăng vốn đầu tư đối với những dự án đã triển khai tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 1,12 tỷ USD (trong đó có 1 tỷ USD cấp mới của dự án SEV3 đã nhập vào dự án SEV1). Nói về lý do tăng vốn, nhiều doanh nghiệp cho biết rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Bắc Ninh. Về phía Bắc Ninh, trong công tác tiếp thị mời gọi đầu tư, tỉnh luôn đánh giá cao nguồn lực FDI, đồng thời, coi những doanh nghiệp đã đầu tư tại tỉnh nhà là người bạn thân thiết tạo cầu nối mời gọi những nhà đầu tư tiềm năng ở các nước, những người bạn của họ đến đầu tư tại địa phương. Môi trường đầu tư tốt, tạo sự hài lòng và doanh nghiệp quyết định tăng vốn là lẽ đương nhiên.
Nói như ông Katsuhiro Zenke, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TENMA Việt