Cần phải rà soát, hoàn thiện lại quy hoạch phát triển CNHT
(Đồng chí Thuận Hữu,
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân)
Sau hơn 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu
to lớn về phát triển kinh tế và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục
nhiều năm qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nước ta những năm qua mới chỉ theo
chiều rộng, chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài và nguồn nhân lực giá rẻ. Để
đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút nguồn vốn FDI, bảo đảm chất lượng tăng trưởng,
ngoài tiếp tục hoàn thiện các thể chế, chính sách; đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, một lĩnh vực có vai trò then chốt rất cần được quan tâm, đó là phát triển
CNHT theo hướng tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, nhằm thúc đẩy
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đất nước.
Mặc dù có nhiều cố gắng để đầu tư, tạo tiền đề cho việc phát
triển CNHT và đã đạt một số kết quả nhất định, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận,
CNHT của Việt Nam hiện nay đang rất thiếu và yếu, chỉ đáp ứng được một phần rất
nhỏ nhu cầu các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp. Việt
Theo chúng tôi, cần phải rà soát, hoàn thiện lại quy hoạch
phát triển CNHT, từng ngành, từng lĩnh vực phải đề ra mục tiêu sát thực phát
triển các sản phẩm, có tiến độ cụ thể. Để bảo đảm việc này, Nhà nước cần đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm về tài chính, công nghệ, nhân lực, tạo điều kiện từng
bước hiện đại hóa các ngành như cơ khí chế tạo, điện tử, nhựa, cao-su…, những
ngành chủ chốt trong việc phát triển các sản phẩm hỗ trợ. Đồng thời, đẩy
mạnh sự liên kết giữa các DN trong và ngoài nước đối với sản xuất, cung ứng các
sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ, thiết bị hiện đại để
nâng cao chất lượng sản phẩm…
Phát triển CNHT, một
số kinh nghiệm cho Việt
(Phó Giáo sư, TS Trần Đình
Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Việc các nền kinh tế Đông Á phát triển CNHT thành công đã
khái quát cho Việt
Chúng ta cần xác định đúng vai trò của CNHT trong chiến lược
phát triển công nghiệp quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế khu vực
và thế giới đang ngày càng có quan hệ mật thiết và tạo thành những hệ thống
mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu thì một quốc gia đi sau như Việt
Nam cần phải chủ động, tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc thúc đẩy phát triển các ngành
CNHT. CNHT còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các doanh
nghiệp FDI. Mặt khác, nhờ các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội địa sẽ có
cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nếu thực sự đáp ứng được các tiêu
chuẩn của các doanh nghiệp xuyên quốc gia. Vì vậy, một kinh nghiệm quý là phải
chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đây là khu vực khá thích
ứng với CNHT. Cùng với đó, cần tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp,
trong đó vai trò quan trọng là Chính phủ cần thành lập các tổ chức chuyên về
phát triển CNHT, tạo thành cầu nối giữa chính phủ với doanh nghiệp và kết nối
các doanh nghiệp với nhau. Cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi
đây là điểm mấu chốt để phát triển CNHT. Cuối cùng là phải tìm ra một cấu trúc
ngành phù hợp làm cơ sở để có thể lựa chọn định hướng chính sách phát triển
CNHT cũng như lựa chọn các đối tác nước ngoài trong quá trình phát triển…
Cơ hội lớn để Bắc Ninh
phát triển công nghiệp hỗ trợ
(Giáo sư, TSKH Nguyễn
Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài)
Thời gian qua, Bắc Ninh đã khai thác tốt vị thế tiếp giáp
thủ đô, một trung tâm kinh tế lớn; trong tương lai để Bắc Ninh phát triển nhanh
và có hiệu quả hơn thì cần coi trọng khai thác tiềm năng của Vùng thủ đô với Hà
Nội và các tỉnh phụ cận. Bắc Ninh cần đặt chiến lược phát triển của tỉnh không
chỉ là một bộ phận của kinh tế nước ta, mà còn khai thác lợi thế của toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng tôi đánh giá cao việc tỉnh đã thu hút
được một số Tập đoàn kinh tế lớn như: Samsung, Nokia… nhưng không chỉ để thu
hút vốn đầu tư cho phát triển, mà quan trọng hơn nên từ các Tập đoàn đó để tiếp
cận với chuỗi giá trị sản xuất, phân phối toàn cầu bằng việc tạo ra mối liên
kết có hiệu quả hơn các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, SAMSUNG đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại
Bắc Ninh, vì vậy, tỉnh nên coi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho SAMSUNG
như một trường hợp điển hình do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, từ đó hướng dẫn
công nghiệp hỗ trợ của các sản phẩm khác. Đó là cơ hội lớn cho Bắc Ninh phát
triển công nghiệp hỗ trợ, bởi với 29.635 cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh
hiện có nếu được tổ chức, hướng dẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu đó. Tỉnh cần đề
xuất với Chính phủ hệ thống chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho
SAMSUNG theo hướng ưu đãi như sản xuất công nghệ cao để sớm có hàng chục, hàng
trăm doanh nghiệp tham gia. Tỉnh cũng cần coi trọng đào tạo nguồn nhân lực cho
các xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ thông quan mạng lưới trường và hợp tác với
SAMSUNG trong quá trình đào tạo nghề nghiệp gắn với thực tế sản xuất.
Phát triển cụm ngành
công nghiệp trong tái cơ cấu kinh tế đến 2020
(Tiến sỹ Nguyễn Đình
Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)
Thời gian qua, Bắc Ninh cũng như các địa phương khác đã phát
triển thành công các cụm ngành công nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển các
ngành CNHT. Các cụm công nghiệp đã có những đóng góp tích cực trong việc tạo
chuỗi sản phẩm giá trị gia tăng, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, đa số
các cụm ngành công nghiệp đều tồn tại một cách sơ khai; các tác nhân kết nối
với nhau thiếu tính phối hợp, thiếu ổn định và bền vững; Thiếu doanh nghiệp
tiên phong đủ sức mạnh về công nghệ, vốn, quản trị dẫn dắt. Các doanh nghiệp
trong nước không kết nối được với doanh nghiệp nước ngoài; Thiếu dịch vụ hỗ
trợ, các tổ chức dịch vụ khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp sản
xuất...
Vì vậy, để phát triển các cụm công nghiệp nhằm phát triển
CNHT, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2020, các tỉnh cần
xác định những lợi thế cạnh tranh của địa phương. Từ đó cần điều tra và “bản đồ
hóa”, định vị các hoạt động và các bên có liên quan với cụm ngành công nghiệp
được chọn. Xác định các sản phẩm và thị trường chủ yếu trong thời điểm hiện tại
cũng như tiềm năng phát triển; phân tích chuỗi giá trị gắn với cụm ngành cũng
như xu hướng thị trường. Đánh giá những cơ hội và thách thức, xác định các vấn
đề, những khoảng trống thiếu hụt cũng như những khó khăn và cản trở để kiến
nghị và thực hiện những giải pháp tương ứng. Vấn đề cốt lõi là liên kết và hợp
tác giữa tất cả các bên có liên quan như cung ứng, sản xuất hậu cần, phân phối,
tiêu thụ, giữa các Hiệp hội, trường đại học, cao đẳng dạy nghề, các tổ chức tư
vấn, cung cấp dịch vụ... và phải có quan điểm, cách nhìn rộng hơn mang tầm vùng,
quốc gia và quốc tế.
Giải pháp thu hút
doanh nghiệp hỗ trợ vào các KCN Bắc Ninh
(Ông Ngô Sỹ Bích,
Trưởng Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh)
Theo đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực CNHT được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, Bắc Ninh phấn đấu số lượng
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT đạt khoảng 2.000 doanh nghiệp, đồng
thời nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT, đảm bảo có
thể cung ứng được khoảng 50% nhu cầu nội địa hóa ở các lĩnh vực khác nhau của
các ngành công nghiệp chế tạo.
Để thực hiện mục tiêu trên, giải pháp thu hút doanh nghiệp hỗ trợ vào các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới cần tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể: Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp CNHT. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, có chính sách khuyến khích đầu tư; xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, hiệu quả, thuận lợi cho doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, có sự hỗ trợ cụ thể về tài chính, thuế như: tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp CNHT được tiếp cận nhanh các nguồn vốn, bổ sung kịp thời vốn cho quá trình hoạt động và phát triển; ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu; xem xét cho hưởng ưu đãi thuế công nghệ cao nếu sản phẩm cung ứng là công nghệ cao. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng trong KCN và hạ tầng xã hội phục vụ KCN đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của công nhân. Thực hiện tốt quy hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ nguồn nhân lực; xây dựng quỹ và khuyến khích phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; cung cấp thông tin. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các mối liên kết kinh tế, khuyến khích phát triển thị trường, đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp CNHT, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước. Các thành phần kinh tế trong tỉnh chú trọng liên kết với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các Tập đoàn lớn để tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNHT...