khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ Tư, 23/10/2013 - 13:58

Đàm phán với Trung Quốc phải cân nhắc kỹ từng câu, từ để tránh mắc bẫy

Trong vấn đề Biển Đông, nếu không cân nhắc kỹ càng trong đàm phán, kể cả từng câu chữ, mải mê với “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” sẽ rất nguy hiểm. Việt Nam ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình, nhưng không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình trên Biển Đông.

Sáng ngày 20 tháng 10 năm 2013, tàu chiến, máy bay của Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập đối kháng trên Biển Đông.

Ngày 19 tháng 10, tờ "Liên hợp Buổi sáng" Singapore có bài viết cho rằng, Trung Quốc đã đưa ra chủ trương xây dựng cường quốc biển, nhưng hiện đối mặt với 2 trở ngại: Biển Đông và đảo Senkaku. Trong đó, bài báo này cho rằng trên hướng Biển Đông, Trung Quốc đang "nắm quyền chủ động", "thời gian thuộc về Trung Quốc".

Xu hướng diễn biến tranh chấp đảo Senkaku lại khác, không chỉ có Mỹ, Trung Quốc cũng cần phải xem xét tránh để xảy ra xung đột hạt nhân ở đảo Senkaku, đưa vấn đề này vào chiến lược lớn trỗi dậy thực sự của Trung Quốc. Nội dung chính của bài viết như sau:

Đúng vào lúc sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc trỗi dậy, tham vọng mở rộng, việc đưa chiến lược biển và quyền lợi biển vào chương trình nghị sự hầu như là vấn đề cấp bách hiện nay, không thể kéo dài.

Đưa ra chiến lược biển và thực hiện nó ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào quốc gia có thực lực kinh tế, khoa học công nghệ hay không, và quốc gia có đủ hải quân chiến lược mạnh bảo đảm quyền lợi biển quốc gia hay không. Nếu không, không những chỉ nói suông, không có ích gì với thực tế, trái lại đã cản trở việc thực hiện chiến lược lớn quốc gia.

Hơn nửa thế kỷ qua, ban đầu sức mạnh quốc gia của Trung Quốc yếu ớt, không có thời gian và cũng không có năng lực chuyển sự quan tâm từ đất liền ra biển; nhưng, những năm gần đây, cuối cùng, sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã phát triển nhanh, nhưng đối mặt với sức ép mạnh mẽ từ bên ngoài do chính Trung Quốc tự taoj ra, tình thế trói buộc, phải đối phó khắp nơi.

Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2013, biên đội tàu chiến (tầm xa) Hạm đội Nam Hải rời Trạm Giang để tiến hành diễn tập.

Cuối tháng 7 năm 2013, tại Hội nghị học tập tập thể lần thứ 8, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiên cứu việc làm thế nào để xây dựng cường quốc biển.

Khi đó, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra phương châm "bảo vệ quyền lợi biển" 12 chữ (tiếng Trung Quốc), vẫn lập lại chiêu bài đó là "chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác", kiên trì thông qua phương thức hòa bình, đàm phán để giải quyết tranh chấp, "nhưng quyết không thể từ bỏ quyền lợi chính đáng, càng không thể hy sinh lợi ích cốt lõi".

Như vậy, Trung Quốc chủ trương “chủ quyền thuộc về ta” và “không thể hy sinh lợi ích cốt lõi”, rõ ràng, Trung Quốc vẫn không thay đổi chủ trương chủ quyền của họ đối với các vùng biển xung quanh, trong đó có tham vọng chủ quyền trong “đường lưỡi bò” bất hợp pháp. Bài báo nhấn mạnh thêm, cái "tinh ranh" của chính sách hiện nay của Trung Quốc chính là "gác lại tranh chấp".

Theo bài báo, phương châm do ông Tập Cận Bình đưa ra đã phản ánh lập trường "bảo vệ quyền lợi biển" và nguyên tắc xử lý tranh chấp của Trung Quốc trong tương lai. Chính sách của Bắc Kinh là "gác lại tranh chấp" và "kiên trì sử dụng phương thức hòa bình, đàm phán để giải quyết tranh chấp". Bài báo cho rằng, chính sách này của Trung Quốc sẽ áp dụng cho biển Hoa Đông và Biển Đông.

Về điều này, chúng ta thấy, chủ trương chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông (chủ trương “đường lưỡi bò”) là bất hợp pháp, không tuân thủ luật pháp quốc tế (Công ước Liên hợp quốc về Luật biển) và không tuân thủ ngay cả luật pháp Trung Quốc (bản đồ Trung Quốc trước đây coi đảo Hải Nam là cực nam của họ).

Trong vấn đề Biển Đông, nếu không cân nhắc kỹ càng trong đàm phán, kể cả từng câu chữ, mải mê với “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” sẽ rất nguy hiểm. Việt Nam ủng hộ phương thức giải quyết hòa bình, nhưng không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình trên Biển Đông.

http://bacninh.com/resources/raovatbacninh/news/1382511528-bien-doi-tau-chien-ham-doi-nam-hai-roi-tram-giang-dien-tap-sang-18-10-13-tq1.jpg
Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2013, biên đội tàu chiến (tầm xa) Hạm đội Nam Hải rời Trạm Giang để tiến hành diễn tập.

Theo bài báo, nguyên nhân xảy ra tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông không ngoài tranh chấp về chủ quyền. Nhưng, trạng thái chiến lược của các nước và tính chủ động thuộc về nước nào, Biển Đông và biển Hoa Đông lại có sự trái ngược hoàn toàn. Trong sự tính toán chiến lược quốc gia, mưu kế có cặn kẽ, tính toán có chu toàn hay không, xu hướng tình hình và kết quả diễn biến hoàn toàn khác nhau.

Bài báo cho rằng, nhìn vào trạng thái chiến lược của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền vốn có của Việt Nam), đảo Ba Bình hiện do Đài Loan chiếm giữ (bất hợp pháp), Trung Quốc cũng đã chiếm đóng (bằng cách xâm chiếm) 7 bãi đá ngầm...

Bài báo dẫn "nhiều học giả Trung Quốc" cho rằng, Biển Đông là hòn đá thử vàng cho việc "bảo vệ quyền lợi biển" của Trung Quốc, "không thể xem thường".

Theo bài báo, chỉ cần các nước như Philipines không lấy được đảo Ba Bình, lịch sử sẽ chứng minh, mặc dù hiện nay các nước này "gây xôn xao", nhưng khi sức mạnh quốc gia của Trung Quốc được tăng cường lên một bậc nữa thì sẽ khác. Bài báo nhấn mạnh: Trong tranh chấp "quy thuộc" chủ quyền quần đảo Trường Sa, Trung Quốc "nắm chắc quyền chủ động" và "thời gian sẽ thuộc về Trung Quốc". Vậy, khi nào thì Trung Quốc sẽ thực hiện được mục tiêu của họ? Và Việt Nam, các quốc gia có liên quan trong khu vực phải làm những gì và mức độ, cường độ như thế nào… để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình là một câu hỏi cần cân nhắc.

Sáng ngày 20 tháng 10 năm 2013, Đại quân khu Quảng Châu, Trung Quốc tiến hành diễn tập "Sứ mệnh Hành động-2013B"

Bài báo đánh giá, xu hướng diễn biến tranh chấp đảo Senkaku lại khác. Nhật Bản muốn thông qua hiện trạnh tranh chấp đảo Senkaku, thực chất là để mở đường cho sửa đổi Hiến pháp, xây dựng quân đội, muốn cởi trói "chỉ phòng thủ" cho Nhật Bản, đồng thời muốn để cho Nhật Bản có quyền giao chiến như các nước bình thường khác - tức là thoát khỏi sự trói buộc của "Hiến pháp Hòa bình" hiện nay.

Nếu tranh chấp đảo Senkaku mất kiểm soát, Trung Quốc không những đối mặt với sức ép quân sự của liên minh Mỹ-Nhật, mà còn có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu Nhật Bản gặp thất bại về quân sự hoặc không được Mỹ cứu viện khi gặp khó khăn, mất đi uy tín "minh chủ" đồng minh quân sự, rất có thể trở thành chất xúc tác để Nhật Bản bước lên con đường phát triển vũ khí hạt nhân.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã xảy ra 20 năm, đến nay Mỹ không có biện pháp đối phó có hiệu quả, huống hồ, Nhật Bản là nước có sức mạnh quốc gia quá mạnh. Một khi Nhật Bản gặp thách thức về quân sự, với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân, Tokyo sẽ đưa ra quyết định chính trị chế tạo vũ khí hạt nhân, đây có thể là sự lựa chọn duy nhất.

Với sức mạnh quốc gia, dự trữ nguyên liệu hạt nhân và năng lực khoa học công nghệ mạnh, như một quan chức cấp cao Nhật Bản từng nói, trong một năm Nhật Bản có thể chế tạo vài trăm quả đạn hạt nhân, khi đó Mỹ cũng không thể ngăn chặn.

Bài báo cho rằng, Mỹ không muốn tranh chấp đảo Senkaku gay gắt đến mức mất kiểm soát, một trong những nguyên nhân là muốn tránh xảy ra xung đột hạt nhân hoặc bảo vệ hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc cũng cần phải có sự cân nhắc như vậy và điều này có tính chiến lược. Ngoài ra, Trung Quốc làm thế nào mới có thể thực sự trỗi dậy, đây mới là "thiết kế tầng cao" của chiến lược lớn, cần đưa vào mọi sự cân nhắc.

Ngày 20 tháng 10 năm 2013, biên đội máy bay trực thăng vận tải đột kích dưới sự yểm trợ của máy bay trực thăng vũ trang trong cuộc diễn tập "Sứ mệnh Hành động-2013B" của Quân đội Trung Quốc. Tham gia cuộc diễn tập này có Tập đoàn quân 42 của Lục quân, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải của Hải quân, Đại quân khu Quảng Châu và Đại quân khu Nam Kinh, binh lực khoảng hơn 20.000 người.

Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt bãi ngày 20 tháng 10 năm 2013, tiến hành tấn công cả trên không, trên biển.

Trung Quốc tiến hành đổ bộ đoạt bãi trên không-trên biển

Đổ bộ lập thể trên không-trên biển.
Theo GDVN
Top