Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của báo chí
Đối với lĩnh vực báo chí, việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực là một yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nhiều năm qua báo chí đã góp phần tích cực vào phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Mỗi nhà báo, mỗi hội viên Hội Nhà báo đều coi nhiệm vụ này là nhiệm vụ gắn chặt với cây bút, trang giấy, thể hiện rõ “bút sắc, lòng trong, tâm sáng”. Trong tình hình hiện nay mỗi nhà báo, hội viên cần phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trên lĩnh vực này.
Để khắc phục những thiếu sót tồn tại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội, nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh nhất là việc tuyên truyền trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí, các đại biểu cần tập trung làm rõ các nội dung: Việc chỉ đạo của các cấp Hội đối với hội viên trong việc đẩy mạnh tuyên truyền về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Vấn đề đấu tranh chống các hiện tượng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn tỉnh hiện nay. Đánh giá, nhìn nhận thực tế công tác thông tin, tuyên truyền về đề tài phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thời gian qua, cách thức đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Thực tế tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến những người làm báo hiện nay. Người làm báo trước những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà dư luận, xã hội đang quan tâm. Lập trường, bản lĩnh và phương pháp tác nghiệp hiệu quả của nhà báo khi viết về công tác phê bình và tự phê bình…
Từ thực tế công tác của các đại biểu ở Trung ương, ở các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, lãnh đạo các cơ quan báo chí và toàn thể các hội viên nhà báo, là những kinh nghiệm quý nhằm nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Báo chí và vấn đề đấu tranh chống các hiện tượng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
(Đồng chí Lê Đăng Dân, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)
Để báo chí phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cần quan tâm tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần, khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc và hoạt động phòng, chống; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; cổ vũ, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.
Các cơ quan báo chí cần nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thông tin nhanh, chính xác, đa dạng; cần chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng. Đội ngũ phóng viên cần không ngừng tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp, nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra...
Đài PT-TH Bắc Ninh chủ động đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
(Đồng chí Nguyễn Xuân Khi, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh)
Để công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đạt hiệu quả, trong thời gian tới Đài PT và TH sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và trong các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực; gắn nội dung công tác này với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương, vì vậy khi tổ chức tuyên truyền, Đài tỉnh luôn xác định phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung triển khai các hình thức hiệu quả, phù hợp với các đối tượng; có sự giám sát trực tiếp và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.
Trên thực tế, giữa quyết tâm của xã hội và thực tiễn khi thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực còn có khoảng cách, nhiều giải pháp còn vướng mắc, chưa thực hiện được, vì vậy trong thời gian tới Đài tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các nội dung, biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị và tình hình thực tế của địa phương, từ đó tác động hiệu quả đến nhận thức, yêu cầu phòng, chống tham nhũng của các cơ quan địa phương, đơn vị. Có cơ chế chống tiêu cực ngay trong cơ quan Đài PT và TH Bắc Ninh; bảo vệ, khen thưởng thỏa đáng, kịp thời những cán bộ, phóng viên tích cực tố giác, dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường những biện pháp bảo vệ các phóng viên trong quá trình tác nghiệp; lên tiếng xử lý công khai, minh bạch những tập thể, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ngăn cản các cơ quan báo chí, các nhà báo khi đưa tin những biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Các nhà báo cũng phải trang bị cho mình những kiến thức về pháp luật, những kỹ năng điều tra nghiệp vụ.
Lập trường, bản lĩnh của nhà báo khi thực hiện tác phẩm chống tham nhũng, tiêu cực
(Nhà báo Đào Đình Khoa, Trưởng phòng Báo Điện tử, Báo Bắc Ninh)
Trong khuôn khổ hội thảo này tôi đề nghị Hội Nhà báo Việt
Tôi đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh ngoài việc tạo nhiều điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm báo cần chỉ đạo trực tiếp và kiên quyết hơn nữa cho cơ quan báo chí, phóng viên báo chí tham gia điều tra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực ngay từ đầu để rộng đường dư luận, tạo niềm tin yêu của độc giả với các cơ quan thông tấn báo chí.
Xây dựng cơ quan, đội ngũ cán bộ vững mạnh đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
(Bà Nguyễn Thị Châu Loan, Phó Trưởng Đài Phát thanh Từ Sơn)
Bên cạnh đó cần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trung thực, công tâm, liêm khiết, chuyên nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu quả, minh bạch phục vụ nhân dân. Với chức trách nhiệm vụ được giao, thời gian tới Đài Phát thanh Từ Sơn sẽ tập trung tuyên truyền tốt những vấn đề trên.