Bắc Ninh thuộc nhóm 23 tỉnh, thành phố phát triển nên chỉ được tài trợ thí điểm 1 trường từ năm học 2012-2013. Ngành GD-ĐT đã chọn Trường Tiểu học Võ Cường 2 (thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi trường vừa phải về diện tích, về số lượng giáo viên và học sinh, giao thoa giữa trường thành thị và nông thôn… Đặc biệt từ khi thành lập (năm 1996) đến nay, trường đều vinh dự đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh.
Quả thực VNEN là bước thay đổi đột phá so với mô hình trường học truyền thống. Theo đó cùng khối lượng kiến thức theo chuẩn chung của Bộ GD-ĐT nhưng cách triển khai dạy và học hoàn toàn khác biệt, theo bộ giáo trình đặc biệt. Nếu như mô hình truyền thống, cô giáo có nhiệm vụ soạn bài và truyền thụ kiến thức cho học sinh sau đó kiểm tra, chấm điểm làm cơ sở đánh giá năng lực học tập của học sinh, thì với VNEN giáo viên không phải soạn bài, học sinh không phải kiểm tra, không chấm điểm, cũng không cần sổ học bạ… nhưng cuối năm học hoặc cuối cấp học giáo viên vẫn đủ tiêu chí, cơ sở đánh giá toàn diện năng lực của từng học sinh, với sự hứng thú của cả cô lẫn trò.
Cụ thể với VNEN, học sinh không ngồi theo cách truyền thống cùng hướng lên bảng mà ngồi theo nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh, trong nhóm có 1 nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động liên quan đến bài học. Trong VNEN, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy khi học nhóm, trong đó quan trọng nhất là khơi dậy tính chủ động, sáng tạo và tự giác trong mỗi học sinh. Trong mỗi bài học, giáo viên chỉ phải trợ giúp khi cả nhóm bó tay trước bài học. Mọi hoạt động của nhóm cũng như từng học sinh được thể hiện dưới hình thức nhật ký học tập. Cụ thể mỗi học sinh sẽ có 4 loại nhật ký: Nhật ký đánh giá của giáo viên; nhật ký học sinh từ đầu cấp đến cuối cấp; nhật ký nhóm; nhật ký của phụ huynh… Trên cơ sở 4 loại nhật ký đó, sẽ ra đáp số chung là năng lực toàn diện của học sinh mà không cần chấm điểm, không sổ điểm, không học bạ …
Với giáo viên, họ không phải soạn bài theo mô hình truyền thông nhưng phải chịu khó nghiên cứu tài liệu, phải linh hoạt điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh, phải tăng cường làm đồ dùng dạy học giúp học sinh có phương tiện học tập tốt hơn, dễ tiếp thu hơn… Đặc biệt trong giờ học, giáo viên cũng không phải đứng trên bục giảng như thường thấy mà phải luôn chăm chú theo dõi hoạt động của các nhóm để có hướng trợ giúp…
Bà Nguyễn Thị Khanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Cường số 2 chia sẻ, do quá quen với loại hình truyền thống nên khi được giao triển khai thí điểm VNEN, nhiều giáo viên kể cả các phụ huynh đều rất ái ngại, băn khoăn về tính hiệu quả của mô hình. Tuy nhiên qua hơn 1 năm học, hầu hết giáo viên và học sinh đều rất hứng thú với VNEN. Điều dễ nhận thấy nhất là cả cô lẫn trò đều không còn áp lực về điểm số, về thi cử thay vào đó là sự hứng thú say mê sáng tạo của cả cô lẫn trò. Bà Khanh cũng cho rằng đây là mô hình tốt cần nhân rộng, tuy nhiên để VNEN đạt hiệu quả cao nhất, ngoài quyết tâm của người giáo viên khi tiếp cận mô hình mới, giáo trình mới thì các trường cũng phải có cơ sở vật chất phù hợp. Vì học theo nhóm nên mỗi lớp chỉ nên có từ 30 đến 35 học sinh. Thực ra đây cũng là mô hình chuẩn Quốc gia với giáo dục Tiểu học theo quy định của Bộ GD-ĐT.
VNEN thực hiện trước hết ở bậc Tiểu học, cho học sinh lớp 2 trở lên, khi các em cơ bản đọc thông viết thạo. Bộ GD-ĐT kỳ vọng đây sẽ là mô hình trường học trong tương lai, bước đột phá của giáo dục nằm trong lộ trình đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT Việt