khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ ba, 08/04/2014 - 08:56

Bắc Ninh sau 6 năm thực hiện phát triển nền Đông y

Sau gần 6 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã có những chuyển biến quan trọng, tích cực, trong đó hệ thống y dược học cổ truyền không ngừng được củng cố, đầu tư và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Sau khi có Chỉ thị 24-CT/TW ngày 4-7-2008 của Ban Bí thư TƯ, Tỉnh ủy có Thông tri số 05-TTr/TU ngày 7-5-2009 về “Phát triển nền Đông y và Hội Đông y tỉnh Bắc Ninh trong tình hình mới” chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quán triệt sâu sắc Chỉ thị 24 đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hệ thống tổ chức mạng lưới y dược học cổ truyền không ngừng được củng cố, kiện toàn từ tuyến tỉnh, tuyến huyện đến tuyến xã. Công tác khám chữa bệnh bằng phương pháp y dược học cổ truyền ngày càng phát triển, bắt nhịp và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong giai đoạn 2008-2012, tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền chiếm 23,5% trong tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh chung, trong đó, tuyến xã đảm nhiệm nhiều nhất với gần 492,5 nghìn lượt, chiếm 21,4%, các cấp Hội với 20,2%. Năm 2013, tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh đạt hơn 362 nghìn lượt bệnh nhân, trong đó số bệnh nhân điều trị không dùng thuốc là  hơn 43 nghìn lượt bệnh nhân. Đặc biệt Phòng chẩn trị Đông y Châm cứu Tỉnh hội đã tham gia khám chữa bệnh cho 1.352 lượt bệnh nhân, trong đó bệnh nhân điều trị không dùng thuốc chiếm tỷ lệ 70% .

Trên thực tế, nhiều kỹ thuật chuyên sâu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại đã phát huy hiệu quả tốt tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh và khoa y học cổ truyền một số bệnh viện tuyến huyện như: Điều trị các bệnh về hệ thần kinh, xương khớp, tuần hoàn, não, một số bệnh mãn tính… Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào điều trị kết hợp như: Phương pháp laser nội mạch, giác xung điện, điện trường, sóng ngắn, tiêm xơ hoặc phẫu thuật trĩ… Các Hội Đông y-Châm cứu các huyện thị xã, thành phố cũng thành lập các cơ sở chẩn trị, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, mở các đợt phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật và ảnh hưởng nhiễm chất độc da cam. Trạm y tế các xã, phường, thị trấn đều triển khai công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhiều trạm y tế có tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cao.

Hội Đông y-Châm cứu tỉnh đã phát huy tốt vai trò tập hợp các hội viên và chỉ đạo về chuyên môn các chi hội các huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống tổ chức của Hội Đông y-Châm cứu được củng cố, kiện toàn với 8 huyện-thành hội, hiện có 556 hội viên, 29 phòng chẩn trị của các cấp hội có chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của người dân, nhiều bác sĩ đã được cử đi đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền. Từ đó, nhiều kỹ thuật chuyên sâu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại được triển khai và phát huy tác dụng tốt. Hoạt động nghiên cứu khoa học được Sở Y tế quan tâm chỉ đạo và đầu tư thực hiện. Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đã có hơn 10 đề tài nghiên cứu khoa học được thông qua, trong đó có 4 đề tài cấp tỉnh. Trong giai đoạn 2008-2012, đã có 9 bài thuốc gia truyền được cấp chứng nhận, đã có 14 đề tài ứng dụng và nghiên cứu kết hợp y dược học cổ truyền với y học hiện đại.

Những kết quả trên có được là do công tác y dược học cổ truyền luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Y tế luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tư. Cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo, phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc quán triệt, triển khai thực hiện nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược học dân tộc, kết hợp cổ truyền với hiện đại nhằm xây dựng và phát triển nền y dược học cổ truyền hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng. Tuy nhiên, sau gần 6 năm thực hiện Chỉ thị 24 của Ban Bí thư T.Ư, công tác phát triển y dược học cổ truyền trên địa bàn còn gặp những khó khăn, thách thức: Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng, có mật độ dân số cao, bởi vậy nguồn dược liệu thu hái tự nhiên ít, việc nuôi trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào việc thu mua từ nơi khác. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho việc phát triển y dược học cổ truyền còn hạn chế, xuống cấp, hệ thống tổ chức chưa đồng bộ. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền so với tổng số khám chữa bệnh chung được tăng lên hàng năm song vẫn còn thấp so với yêu cầu. Nhiều kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến còn chưa thực hiện được. Công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các trạm y tế tuyến xã còn hạn chế, nhất là việc sử dụng thuốc cổ truyền để điều trị cho bệnh nhân…

Hiện đại hóa và phát triển y dược cổ truyền trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; củng cố và phát triển tổ chức, mạng lưới y, dược cổ truyền là mục tiêu chung và phương hướng phát triển nền Đông y và Hội Đông y tỉnh trong chặng đường phía trước. Song với không ít khó khăn như trên, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển đông y, xây dựng đội ngũ thầy thuốc đông y đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn và trong sáng về y đức, tăng cường hoạt động của Hội Đông y các cấp để Hội thực sự là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển nền Đông y Việt Nam.

Việt Hoa
Top