khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh
Thứ ba, 15/04/2014 - 08:40

Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống dịch bệnh

Năm 2013, tình hình dịch bệnh trong nước cũng như trong tỉnh diễn biến phức tạp và luôn có xu hướng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện dịch như bệnh Tay-Chân-Miệng, Cúm, Tiêu chảy, Adenovirus, Cúm A/H5N1 đã gây bệnh trên đàn gia cầm tại một số địa phương. Để công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, bên cạnh quyết tâm và nỗ lực của ngành y tế, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, sự tham gia tích cực của người dân.

Bệnh nhi điều trị bệnh Tay - Chân - Miệng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

 
 
Năm 2013, hệ thống giám sát báo cáo dịch tiếp tục được kiện toàn và nâng cao chất lượng. Với việc triển khai phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế, công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tiến bộ, những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch xuất hiện tản phát được phát hiện và cách ly, điều trị kịp thời, không để bùng phát và lan rộng.

Theo số liệu thống kê được, hầu hết các dịch bệnh lưu hành giảm về số mắc, trong đó ghi nhận lớn nhất là bệnh Tay-Chân-Miệng với 489 ca (so với năm 2012 là 1.070 ca), đỉnh mắc vào tháng 9 rồi giảm dần đến tháng 12, cơ bản khống chế được dịch bệnh, dịch bệnh có xu hướng chuyển sang lưu hành địa phương. Các dịch bệnh Tiêu chảy, Thủy đậu, Cúm, APC - Adenovirus ít nhiều có tăng, trong đó bệnh do Adenovirus tăng cao với 3.114 ca (so với 2012 là 574 ca).

Trong công tác phòng, chống dịch năm 2013, ngành y tế chủ động công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh; triển khai và duy trì tất cả các chương trình mục tiêu y tế, lồng ghép các hoạt động của từng chương trình với công tác phòng chống dịch bệnh. Nhờ triển khai đồng bộ công tác giám sát, điều tra dịch, phát hiện sớm các ca mắc và xử lý kịp thời, không để ổ dịch bùng phát. Công tác giám sát báo cáo dịch qua đường thư điện tử và phần mềm đã dần đi vào nền nếp; Chủ động sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực… phục vụ cho công tác phòng chống dịch...

Tuy nhiên, tình hình các bệnh truyền nhiễm vẫn có những diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, nhất là các dịch, bệnh nguy hiểm như cúm A(H5N1), (H7N9), MERS-CoV có tỷ lệ tử vong cao và có nguy cơ xâm nhập, bùng phát tại Việt Nam. Trong khi đó, nhận thức và thực hành hành vi vệ sinh cá nhân phòng bệnh của người dân ở cộng đồng tuy có thay đổi nhưng chuyển biến vẫn còn chậm. Tại một số địa phương, đơn vị, công tác xây dựng kế hoạch và kiện toàn các BCĐ phòng chống dịch còn mang tính hình thức, chưa xuất phát từ thực tiễn tình hình dịch trên địa bàn. Công tác dự báo tình hình bệnh dịch, dịch bệnh còn thụ động; hiệu quả phối hợp các ngành, đơn vị y tế trên địa bàn trong công tác phòng chống dịch chưa cao.

Thời gian tới, để công tác phòng, chống dịch, bệnh được chủ động và hiệu quả, cần sớm kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng dịch các cấp, đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong công tác phòng chống dịch; Thành lập các đội cơ động phòng chống dịch tuyến tỉnh và huyện, sẵn sàng đáp ứng với các tình huống bệnh dịch tại địa phương. Củng cố và tăng cường giám sát tại các tuyến, cộng đồng và cơ sở điều trị, bảo đảm phát hiện sớm ngay những ca bệnh nghi ngờ đầu tiên; đặc biệt chú ý công tác giám sát tại các ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng trong công tác xử lý ổ dịch.

Triển khai các biện pháp phòng bệnh thường xuyên như: Bảo đảm nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân, bảo đảm ATVSTP, cải thiện vệ sinh môi trường (xây dùng nhà tiêu gia đình hợp vệ sinh, tăng cường vệ sinh môi trường sống). Ðẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về nguy cơ, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là lợi ích của công tác tiêm chủng phòng bệnh tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ cao để cho người dân hiểu, thay đổi hành vi và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Bài, ảnh: Nguyễn Huệ
Top