khach san bac ninh

Bac Ninh Tin tuc tong hop san pham lang nghe doanh nghiep Bac Ninh

Văn học nghệ thuật

  • Xôn xao chuyện làng(24/01/2014)

    Chuyện đời thật trớ trêu, làng tôi một cái làng nhỏ bé, hẻo lánh của một vùng quê xa trung tâm tỉnh mà lắm chuyện đến thế. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng trời mà dân làng xôn xao, bàn tán bao sự kiện xảy ra, đến cả tôi cũng phải giật mình nghe những lời bàn tán như vậy.
  • Quê xưa (24/01/2014)

    Làng quê bánh đúc bánh đa
  • Chợ làng và người làng đi chợ(24/01/2014)

    Làng tôi ruộng ít người đông. Những buổi nông nhàn cả làng chạy chợ. Thuở tóc để trái đào, tôi được bà, được mẹ, được chị cho đi chợ trông gánh, rồi thế nào cũng được ăn quà. Mùa hè bún riêu. Mùa đông bánh dầy, cháo thịt.
  • Những con đường Xuân(24/01/2014)

    Không hiểu sao tôi luôn nghĩ những con đường cũng như con người. Có linh hồn và sống động qua mỗi ngày. Mùa xuân đường ẩm ướt, những hàng cây trơ cành qua mùa đông bắt đầu nảy lên những chồi non, lộc biếc trong phất phơ mưa bụi. Tùy từng loại cây mà có những màu sắc riêng biệt. Màu nâu ánh hồng của lộc vừng, màu xanh nõn nà của những cây hoàng lan. Ngày thường đường phố ồn ào với biết bao sinh hoạt của con người. Buổi sáng người ta hối hả ngược, xuôi: Người đến nhà máy, công sở, trường học, người tất tả chợ búa, trẻ em thong dong đến trường, rồi quán xá ăn uống, cửa hàng, cửa hiệu, dịch vụ các loại… Tất cả đều bám sát theo đường phố. Những con đường chứa đựng trong mình biết bao buồn vui, toan lo của con người.
  • Miên man cội rễ(24/01/2014)

    Làng tôi có cây Đa, cây Duối, cây Thị, cây Sưa đã có hàng trăm năm tuổi. Ai cũng bảo từ đời các cụ cái cây vẫn đấy, sần sùi, già cỗi nhưng cứ đến mùa xuân nó lại trổ những cành lộc xanh biêng biếc và chẳng ai đoán được những cái cây già ấy còn sống được bao lâu. Trong mỗi gia đình làng Việt thường có một Ông bình vôi. Ông Bình vôi là biểu tượng cho người đàn ông trụ cột gia đình. Khi người đàn ông trăm tuổi về với tổ tiên, người nhà đem Ông bình vôi ra đặt dưới gốc cây cổ thụ trong làng để cho vong linh của người đàn ông quá cố được bình an dưới bóng cây. Vậy nên người ta vẫn thường nói “Quỷ cây Đa, ma cây Gạo” là xuất phát từ chuyện ấy.
  • Ngựa trong điêu khắc Kinh Bắc(24/01/2014)

    Ngua trong dieu khac Kinh Bac
    Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngựa gắn bó trung thành với con người trong cuộc sống và đã trở thành nguồn cảm hứng nghệ thuật. Có lẽ, hình tượng ngựa xuất hiện sớm nhất trong văn hóa tâm linh dân tộc Việt, đặc biệt với người Kinh Bắc là ngựa sắt hý ra lửa khiến giặc Ân bạt vía kinh hồn, sau khi chiến thắng, Thánh Gióng-nhân vật kỳ vĩ thuộc đời Hùng Vương thứ 6 đã cùng thần mã bay vào trời xanh.
  • Thảo mộc vườn xưa(24/01/2014)

    Mảnh vườn xưa mỗi độ xuân về lại ngập tràn hương thảo mộc. Đào bích khoe sắc đậm đà cùng hồng gai phơn phớt mỏng manh. Những cây dâu nhú đầy lá nõn xanh non chen những chùm quả màu trắng bạc ven bờ dậu. Trên cao, hàng ngàn, hàng vạn bông hoa xoan nở bung. Mỗi cây xoan như một chiếc ô màu tím dịu dàng, quyến rũ. Hương thảo mộc ngan ngát vườn nhà suốt độ xuân về.
  • Làng mom sông(24/01/2014)

    Lúc bé cứ ngỡ ngôi làng mom sông của mình là xứ sở của thơ, của cổ tích, truyền thuyết, ai cũng có thể xuất khẩu thành thơ. Lớn lên mới biết những người làm thơ như thế đâu đâu cũng có, nhiều vô kể. Hay là từ trong lấm láp, bình dị và cả những vô thường, bất định của con sóng, con nước mà họ khát khao làm thơ, vì thế mà thơ cũng có quy luật cung-cầu? Trong tập Tùy bút “Chén rượu gạn đáy vò” vừa xuất bản, nhà văn Đỗ Chu viết, nước ta có cả một tỉnh Cần Thơ cơ mà.
  • Những tia nắng đầu xuân (24/01/2014)

    Đứng trước thềm xuân từ trong sâu thẳm mỗi chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc, những gương mặt rạng rỡ, nụ cười vô tư, hồn nhiên của dòng người tấp nập vào xuân. Bao lo toan tất bật, những vui buồn và hy vọng vào tương lai cứ đan xen hòa quyện, làm nên bản tình ca mùa xuân xao xuyến lòng người. Âm thanh vang vọng ấy ngân nga, sâu lắng lan tỏa đến những vùng quê thắm đượm tình làng nghĩa xóm, nơi bắt đầu của tinh hoa văn hóa Việt.
  • Huy Cờ-Tác giả nặng lòng với quê hương Kinh Bắc(13/01/2014)

    Là tác giả kịch bản sân khấu, Huy Cờ được nhiều người biết đến qua gần chục tác phẩm viết về đề tài lịch sử đã được nhiều đoàn chuyên nghiệp trong nước dàn dựng. Có những tác phẩm đã đi vào chuẩn mực như: “Người con gái Kinh Bắc” được Hội đồng nghệ thuật quốc gia xếp vào vở có tính kinh điển. Hay vở “Trạng” nổi tiếng một thời trên diễn đàn văn học nghệ thuật bởi nhiều đoàn dàn dựng, nó đã đứng vững trên nhiều thể loại như chèo, tuong, cải lương, ca kịch v.v…
Trang Previous page   1 ... 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 42   Next page
Doi duong cam chau
75,000,000 VND
Xa nool thuong
980,000 VND
Tranh tre
250,000 VND